Học viện Hành chính Quốc gia được đào tạo 14 ngành đại học, 7 ngành thạc sĩ và ngành tiến sĩ Quản lý công

(Quanlynhanuoc.vn) – Ngày 10/5/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1317/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Học viện Hành chính Quốc gia có tổng số 14 ngành đại học, 7 ngành thạc sĩ và 1 ngành tiến sĩ để thông báo tuyển sinh ở 3 cấp đào tạo.
Học viện Hành chính Quốc gia bế giảng và trao bằng tiến sỹ, thạc sỹ năm 2022.

Học viện Hành chính Quốc gia là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.

Ngày 25/4/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1189/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức hoạt động đào tạo trên cơ sở kế thừa hoạt động đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và của Học viện Hành chính Quốc gia trước sáp nhập với các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của Học viện Hành chính Quốc gia theo quy định hiện hành…

Ngày 10/5/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 1317/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Học viện Hành chính Quốc gia mở bổ sung 13 ngành đại học (trước đây Bộ đã cho phép Học viện Hành chính Quốc gia mở ngành Quản lý nhà nước) và 2 ngành thạc sĩ trên cơ sở kế thừa các ngành đào tạo đại học và thạc sĩ của Đại học Nội vụ Hà Nội trước sáp nhập. Như vậy, Học viện Hành chính Quốc gia năm 2023 có tổng số 14 ngành đại học, 7 ngành thạc sĩ và 1 ngành tiến sĩ để thông báo tuyển sinh ở 3 cấp đào tạo.

Với vị thế và lực mới, Học viện hiện nay đã và đang triển khai công tác đào tạo và bồi dưỡng các chương trình, như:

1. Đào tạo:

a. Đào tạo trình độ tiến sĩ:

– Ngành Quản lý công

b. Đào tạo trình độ thạc sĩ: 

– Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

– Quản lý công

– Chính sách công

– Tài chính – Ngân hàng

– Quản lý kinh tế

– Lưu trữ học

– Quản lý văn hóa

c. Đào tạo trình độ đại học: 

– Ngành Quản lý nhà nước

– Ngành Quản trị văn phòng

– Ngành Lưu trữ học

– Ngành Thông tin – Thư viện

– Ngành Quản trị nhân lực

– Ngành Quản lý văn hóa

– Ngành Luật

– Ngành Chính trị học

– Ngành Hệ thống thông tin

– Ngành Văn hóa học

– Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

– Ngành Ngôn ngữ Anh

– Ngành Kinh tế

– Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

2. Bồi dưỡng:

– Bồi dưỡng theo chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý: đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương; đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương; đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương; đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.

– Bồi dưỡng theo ngạch, hạng: ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương.

– Bồi dưỡng theo vị trí việc làm.

– Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; công tác thi đua, khen thưởng.

– Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

– Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và chương trình bồi dưỡng phương pháp sư phạm dành cho giảng viên quản lý nhà nước.

– Bồi dưỡng về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức.

– Các chương trình bồi dưỡng khác theo nhu cầu xã hội của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chi tiết: xem tại đây.
Tuấn Anh