(Quanlynhanuoc.vn) – Với những đặc trưng và ưu thế trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Theo đó, cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ các nhân tố quy định năng lực phản biện khoa học trong của giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Đặt vấn đề
Đấu tranh tư tưởng, lý luận (ĐTTTLL) là một lĩnh vực hết sức phức tạp, là mặt trận không có tiếng súng nhưng gay go, quyết liệt, căng thẳng không thể xem thường; đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một trình độ lý luận và trí tuệ nhất định, đồng thời phải phát huy tối đa sức mạnh của hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân tộc để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh ấy.
Hiện nay, trước bối cảnh phức tạp của tình hình chính trị thế giới, khu vực và trong nước; đặc biệt khi đất nước ta đang tiến hành đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thực hiện mở cửa, giao lưu, hội nhập với khu vực và trên thế giới, kẻ thù đang tìm mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam thì cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đang là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp bách hiện nay.
Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh ấy, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt, là năng lực phản biện khoa học (PBKH) của giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội (SQQĐ). Đây được xác định là thành tố cơ bản, cốt yếu, xuyên suốt quá trình ĐTTTLL hiện nay. Với trách nhiệm được
giảng viên đã tích cực tham gia đấu tranh không khoan nhượng trên mặt trận tư tưởng, lý luận, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đặc biệt, để phát huy vai trò, trách nhiệm giảng viên trong ĐTTTLL, chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ nhân tố quy định năng lực này.
Nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Một là, phẩm chất chính trị của giảng viên.
Là phẩm chất cơ bản, chủ đạo của nhân cách, biểu hiện ở trình độ giác ngộ chính trị, lợi ích giai cấp, dân tộc; là thái độ trách nhiệm với nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của Nhà nước, Quân đội, Nhân dân và các hành vi thực tiễn tương ứng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giảng viên. Đây là yếu tố cơ bản phản ánh bản lĩnh chính trị, sự kiên định, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Nhân dân, với nhiệm vụ của Quân đội; thể hiện sự vững vàng, không dao động trước những khó khăn thử thách, luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Là nhân tố định hướng, giữ vững niềm tin khoa học, ý chí quyết tâm trong bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái thù địch. Phẩm chất chính trị là thành tố cơ bản để hình thành nhân cách người, gắn liền với sự phản ánh mối quan hệ chính trị xã hội, thể hiện ở thái độ, hành vi, năng lực hoạt động chính trị thực tiễn để bảo vệ lợi ích, mục tiêu chính trị của giai cấp, nhà nước. Phẩm chất chính trị là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của Quân đội cách mạng, đặc biệt với người giảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn”1.
Phẩm chất chính trị của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay được củng cố và tăng cường vững chắc khi gắn bó, hòa quyện với phẩm chất đạo đức, tạo thành phẩm chất chính trị – đạo đức. Đó là phẩm chất chính trị – đạo đức của người cộng sản, đó là tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”… Đối với giảng viên, phẩm chất chính trị – đạo đức đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cương vị người thầy, thông qua dạy chữ để dạy nghề và dạy làm người. Bên cạnh đó, họ vừa phải giỏi truyền thụ tri thức, trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, định hướng chính trị, tư tưởng, nói đi đôi với làm, là tấm gương mẫu mực cho học viên noi theo. Đây là yếu tố chủ đạo, làm điều kiện, hạt nhân trong nâng cao năng lực người thầy, trong đó có năng lực PBKH trong ĐTTTLL của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay.
Hai là, trình độ tri thức, nhất là hệ thống tri thức lý luận về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giảng viên ở các trường SQQĐ là những người được đào tạo cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về các chuyên ngành lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, các ngành khoa học xã hội nhân văn khác, khoa học quân sự, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, tin học ở bậc đại học và sau đại học; nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tính chiến đấu cao, có tư duy sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không để cho các thế lực thù địch có thể lợi dụng xuyên tạc, bóp méo. Hơn nữa, được công tác trong môi trường sư phạm với nhiều nhà khoa học có uy tín, giảng viên được học hỏi kinh nghiệm quý báu trong tham gia ĐTTTLL; đồng thời, thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên có điều kiện lồng ghép những nội dung, định hướng tư tưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt phản biện khoa học, đồng thời chỉ ra tính chất phản khoa học của các luận điểm sai trái, thù địch.
Trình độ tri thức, nhất là hệ thống tri thức lý luận về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làtổng hợp các yếu tố chủ quan phản ánh khả năng của chủ thể trong thu nhận, khám phá tri thức lý luận chính trị và vận dụng vào giải quyết các vấn đề chính trị đạt chất lượng, hiệu quả cao; có vai trò quan trọng trong phát triển phẩm chất và năng lực con người, nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn. Hệ thống tri thức lý luận chính trị hết sức rộng lớn, thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Đối với giảng viên ở các trường SQQĐ hệ thống tri thức lý luận chính trị gồm tri thức lý luận chính trị cơ bản và chuyên ngành; đây là cơ sở nâng cao nhận thức toàn diện cho đội ngũ giảng viên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, độ sắc sảo, nhạy bén về chính trị, đủ sức giúp họ nhận bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, làm cơ sở khoa học đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng. Tri thức khoa học mà trực tiếp là những tri thức chính trị phát triển, nó trở thành nền tảng để củng cố thái độ, lập trường giai cấp hình thành bản lĩnh chính trị, thế giới quan, nhân sinh quan của giảng viên.
Hệ thống tri thức lý luận chính trị của giảng viên các trường SQQĐ được hình thành, phát triển trong suốt quá trình học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, là quá trình thu nhận, tích lũy tri thức lâu dài, đòi hỏi giảng viên phải có lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, khát vọng chiếm lĩnh tri thức, tư duy khoa học để làm chủ nội dung, đáp ứng yêu cầu cao của giảng viên trong ĐTTTLL hiện nay. Việc tích lũy, chuyển hóa hệ thống tri thức lý luận chính trị thành tri thức của mình, cũng như vận dụng hệ thống tri thức lý luận chính trị cơ bản, chuyên ngành vào thực tiễn có hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của giảng viên, giúp họ xác định đối tượng, phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp và hiệu quả.
Ba là, động cơ, thái độ, trách nhiệm, ý chí quyết tâm của giảng viên tham gia phản biện khoa học trong ĐTTTLL.
Xuất phát từ ý thức tự giác, tự nguyện với động cơ và quyết tâm trong sáng, giảng viên ở các trường SQQĐ tham gia ĐTTTLL vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự, tự hào. Từ sự nhận thức sâu sắc đó, giảng viên ở các trường SQQĐ tham gia phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận còn giúp cho họ vượt qua nhiều khó khăn trong công tác, cuộc sống hàng ngày để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình. Đây là một trong những yếu tố quy định không thể thiếu góp phần hình thành vai trò của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay cũng như góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh. Động cơ, thái độ, trách nhiệm, ý chí quyết tâm của giảng viên tham gia phản biện khoa học trong ĐTTTLL thể hiện ở thái độ luôn tích cực, chủ động, không gò ép, áp đặt, hình thức, chiếu lệ; đồng thời luôn kiên quyết, bình tĩnh và sáng tạo trong đấu tranh ngay cả với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trong những tình huống căng thẳng, phức tạp, trước mọi luận điệu xuyên tạc, mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, trình độ ĐTTTLL của giảng viên.
Là tổng hợp khả năng giảng viên trong các trường SQQĐ huy động hệ thống tri thức, bản lĩnh chính trị vào hoạt động ĐTTTLL. Là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; quá trình tổ chức đấu tranh là quá trình phản biện khoa học toàn diện trên các mặt, đòi hỏi giảng viên bên cạnh tri thức toàn diện, chuyên sâu, phải có bản lĩnh, kinh nghiệm, từng trải. Trình độ ĐTTTLL được biểu hiện ở kỹ năng, kinh nghiệm ĐTTTLL của giảng viên trong việc vận dụng kiến thức lý luận chính trị vào đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, phản động. Những kỹ năng, kinh nghiệm này làm cơ sở giúp giảng viên tìm ra các biện pháp, sử dụng các hình thức đấu tranh phù hợp, khoa học, hiệu quả. Với vai trò đó, trình độ ĐTTTLL là bộ phận quan trọng cấu thành năng lực PBKH trong ĐTTTLL của giảng viên ở các trường SQQĐ.
Trên thực tế, trước nhiều thông tin đa chiều trên các phương tiện thông tin hiện đại, việc thu thập, xử lý thông tin, phát hiện vấn đề trong ĐTTTLL hết sức phức tạp, đòi hỏi giảng viên phải nhạy cảm với cái mới, vận dụng nhuần nhuyễn hệ thống các kỹ năng, tinh tế trong phân tích, gạt bỏ cái hiện tượng, tìm bản chất của vấn đề, kịp thời xác định đúng đối tượng, nội dung ĐTTTLL. Kỹ năng tiếp nhận, phát hiện, xử lý thông tin, kỹ năng vạch trần bản chất phi khoa học, ngăn chặn, khắc phục các quan điểm sai trái là cơ sở đánh giá trình độ ĐTTTLL; là yếu tố cơ bản tạo thành năng lực PBKH trong ĐTTTLL của giảng viên ở các trường SQQĐ.
Các yếu tố cấu thành năng lực PBKH trong ĐTTTLL của giảng viên ở các trường SQQĐ có mối quan hệ biện chứng với nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau, cùng định hướng cho sự phát triển năng lực PBKH trong ĐTTTLL của họ. Do vậy, để nâng cao năng lực này, giảng viên ở các nhà trường quân đội cần thấy rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố. Những mối quan hệ cơ bản, chủ yếu, cốt lõi quy định sự vận động, biến đổi và phát triển năng lực này. Thực tế cho thấy, bề rộng và chiều sâu của kiến thức là tiêu chí quan trọng nói lên hiệu quả của công tác giảng dạy các môn khoa học xã hội. Nhưng đó không phải là tiêu chí duy nhất, hơn nữa không phải là tiêu chí quyết định. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu là độ sâu của việc chuyển hóa những kiến thức ấy thành niềm tin sâu sắc, thành nhân tố tích cực của ý thức và thái độ của người giảng viên. Giảng viên có phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị, nắm hệ thống tri thức lý luận chính trị vững vàng nhưng trình độ, kinh nghiệm phản biện khoa học trong ĐTTTLL kém thì cũng không thể biến ý chí, quyết tâm thành hiện thực.
Ngược lại, có hệ thống kiến thức vững vàng, trình độ, kỹ năng ĐTTTLL tốt nhưng bản lĩnh luôn bị dao động, động cơ, mục đích không trong sáng thì cũng không thể giúp cho cách mạng, không bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước những âm mưu, tinh vi và xảo quyệt của các thế lực thù địch, thậm chí lại vô tình làm hại cho cách mạng như lời V.I. Lênin đã cảnh báo: “…Điều quan trọng nhất – và chính là điều mà những người cộng sản ở ta thường hay quên, những người cộng sản tự xưng là mácxít, nhưng trên thực tế lại chỉ làm sai lệch chủ nghĩa Mác đi”2. Chính vì vậy, nâng cao năng lực PBKH trong ĐTTTLL của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay không thể coi nhẹ yếu tố nào.
ĐTTTLL là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng nước ta hiện nay. Tham gia ĐTTTLL là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Với những đặc trưng và ưu thế trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giảng viên ở các trường SQQĐ có vai trò rất quan trọng – một trong những lực lượng xung kích, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc ĐTTTLL. Theo đó, cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ các yếu tố quy định năng lực PBKH trong ĐTTTLL của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay, với vị trí, vai trò không ngang bằng nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng, làm tiền đề, điều kiện; tạo cơ sở định hướng cho nhau.