Một số đặc điểm của phòng thủ dân sự ở Việt Nam

(Quanlynhanuoc.vn) – Nhận biết và nắm chắc một số đặc điểm phòng thủ dân sự nhằm giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện hoạt động này của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, các cơ quan, đơn vị đạt được chất lượng, hiệu quả cao; góp phần bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân, đưa hoạt động kinh tế – xã hội, trở lại bình thường.
Ảnh minh họa (internet)
Đặt vấn đề

Phòng thủ dân sự (PTDS) là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm: các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân; hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân, đưa hoạt động kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trở lại bình thường”1. PTDS là bộ phận trong hệ thống phòng thủ quốc gia, có mối quan hệ chặt chẽ với xây dựng các thành phần thế trận quốc phòng toàn dân, có vai trò rất quan trọng trong phòng, chống chiến tranh; phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa do thiên nhiên và con người gây ra, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng phát triển đất nước.

Đặc điểm của PTDS ở nước ta hiện nay là cơ sở để xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, xác định các nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện PTDS ở từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, cơ quan, tổ chức và đơn vị đạt chất lượng, hiệu quả cao; là cơ sở kích hoạt nhanh chóng, chính xác cơ chế vận hành, thích ứng, giải quyết hiệu quả các tình huống PTDS xảy ra; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng thủ quốc gia trong mọi tình huống.

Một số đặc điểm phòng thủ dân sự ở nước ta hiện nay

(1) Dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.

Trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta, “dựng nước phải đi đôi với giữ nước” đã trở thành bài học, quy luật tất yếu. Ngay từ thời kỳ đầu của Nhà nước Văn Lang, Âu lạc, để tồn tại và phát triển, ông cha ta đã phải đấu tranh chống lại kẻ thù và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt; thường xuyên chủ động chuẩn bị về mọi mặt cho việc “giữ nước” ngay trong thời bình; coi trọng xây dựng, củng cố quốc phòng và phát triển kinh tế; tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện khi các thế lực thù địch có các hành động gây hấn, xâm lược nước ta.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, nhiều đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân đã được thực hiện. Với đường lối đúng đắn, Đảng ta đã lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại nền độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, Đảng ta chủ trương: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại”2. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp trong tình hình hiện nay, đồng thời, là cơ sở cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, chính sách, pháp luật về phòng thủ đất nước, PTDS.

Trong lãnh đạo Nhân dân ta thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945, Đảng ta đã chủ trương khơi sông, lấn biển nhiều công trình phòng, chống thiên tai được ra đời, như: hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (năm 1959) bao gồm: hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê nhằm phục vụ cho tưới tiêu và thoát úng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gần đây là tuyến đê ngăn mặn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… Trong phòng, chống thiên tai, kinh nghiệm là phải chủ động phòng, chống từ sớm, từ xa, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗphương tiện tại chỗ.

(2) Quy mô PTDS lớn, diễn biến ngày càng phức tạp khó dự báo tình hình.

Các cuộc xung đột quân sự trên thế giới thời gian gần đây đã cho thấy, hiện nay và trong tương lai, không gian chiến tranh sẽ mở rộng và diễn ra trên tất cả các “mặt trận”: trên không, đường bộ, đường biển, không gian mạng, phổ điện từ, vũ trụ. Ranh giới giữa tiền tuyến và hậu phương không phân biệt rõ ràng, do vũ khí có khả năng đánh xa và khả năng cơ động được nâng cao, nhất là khả năng cơ động đường không. Thời gian chuẩn bị chiến tranh dài, thời gian thực hành chiến tranh ngắn nhưng hậu quả chiến tranh rất nặng nề, tổn thất vô cùng lớn về con người, vật chất, tinh thần. Lực lượng tham gia chiến tranh không phải là một nước, mà chủ yếu tập hợp lực lượng đồng minh, hình thành lực lượng liên quân. Vũ khí, phương tiện chiến tranh chủ yếu sử dụng vũ khí công nghệ cao, vũ khí sinh học, tác chiến điện tử mạnh. Điều này cho thấy, trong chiến tranh tương lai, việc phân định giới tuyến sẽ không rõ ràng, mức độ ảnh hưởng đến người dân, nền kinh tế quốc dân vô cùng lớn. Do vậy, việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân hiểu biết sâu sắc hơn và được trang bị những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các tác động của chiến tranh, xây dựng các công trình dân sinh, kết hợp là công trình ứng phó với các tình huống chiến tranh ngay từ thời bình là đòi hỏi tất yếu.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đặc thù, Việt Nam là đất nước dễ bị ảnh hưởng nặng nề trước tác động của biến đổi khí hậu, như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, rét hại, mưa đá… Các loại hình thiên tai này trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp và khó dự báo cả về tần suất, quy mô và mức độ tàn phá. Chính vì vậy, việc tăng cường các biện pháp phòng, chống, khắc phục có hiệu quả đối với các loại hình thiên tai cho người dân, các cấp, các ngành, các địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị là đòi hỏi thường xuyên, không thể thiếu đối với nước ta hiện nay.

(3) Có sự hợp tác quốc tế trong PTDS.

Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng…, tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp ngày càng tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế. Đây là khu vực có sự tranh chấp thường xuyên về chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo rất phức tạp. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột3. Các vấn đề này đã và đang ngày càng tác động không chỉ với nước ta, mà còn trực tiếp tác động tới các nước trên thế giới. Để giải quyết các vấn để trên, không chỉ một nước mà cần có sự hợp tác của các nước trong khu vực và trên thế giới cùng giải quyết để đạt được lợi ích và hiệu quả chung.

Chiến tranh, xung đột vũ trang, khủng bố ngày càng nhiều yếu tố nguy cơ tiểm ẩn; dự báo môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Tăng ngân sách quốc phòng, chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt và trở thành xu thế phổ biến. Bên cạnh đó, chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, tranh chấp chủ quyền nước lớn trong quan hệ quốc tế gia tăng… Chính vì vậy, cần tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc4 để thực hiện tốt quan điểm của Đảng về “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi “nước chưa nguy”5.

(4) Phương tiện và trình độ khoa học – công nghệ bảo đảm cho phòng, chống thiên tai còn hạn chế.

Hầu hết các phương tiện, trang thiết bị còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp công nghệ của các nước phát triển; số lượng phương tiện, trang thiết bị còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống các loại hình thiên tai. Bên cạnh đó, lực lượng tham gia công tác phòng, chống các loại hình thiên tai tính chuyên nghiệp chưa cao; lực lượng cứu hộ chưa đủ mạnh; nắm và làm chủ phương tiện, trang thiết bị phòng, chống các loại hình thiên tai còn mức độ. Việc huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ khi có bão, lũ xảy ra còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn còn hạn chế, công tác luyện tập, tổ chức diễn tập các tình huống giả định không thực hiện ở quy mô nhỏ hẹp. Do vậy, công tác khắc phục hậu quả do các loại hình thiên tai gây ra chưa được chủ động

Một số đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng phòng thủ dân sự ở nước ta thời gian tới

Những đặc điểm trên chi phối tác động ảnh hưởng đến việc tiến hành các hoạt và các biện pháp PTDS ở từng cấp và phòng thủ đất nước ở nước ta. Để phát huy những đặc điểm có lợi cho PTDS, khắc phục các đặc điểm bất lợi, nâng cao chất lượng, hiệu quả PTDS và phòng thủ đất nước, xin được đề xuất một số nội dung sau:

Thứ nhất, cn đẩy mnh xây dng tim lc chính tr – tinh thn trong PTDS hin nay.

Đây là nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định, bởi thực chất của xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần trong khu vực PTDS chính là xây dựng “thế trận lòng dân”.

“Thế trận lòng dân” trong PTDS được biểu hiện ở trạng thái chính trị, tinh thần của Nhân dân; lòng yêu quê hương, đất nước, trung thành với cách mạng, niềm tự hào dân tộc; thái độ, niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta đã lựa chọn.

Trong bối cảnh hiện nay, cần đặc biệt chú trọng đấu tranh phòng, chống suy thoái về chính trị tưtưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức; đấu tranh có hiệu quả với tham nhũng, tiêu cực xã hội. Xây dựng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; không ngừng cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp; xây dựng địa phương vững mạnh về chính trị – tinh thần, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh, tạo nền tảng cho PTDS đạt hiệu quả cao. Vì vậy, cần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, kiến thức, trách nhiệm của Nhân dân, tổ chức về bảo vệ môi trường, kỹ năng sinh tồn trong các thảm họa, thiên tai, sự cố; nâng cao trách nhiệm với cộng đồng trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh… Coi trọng tuyên truyền, giáo dục xây dựng tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; tinh thần tương thân, tương ái, cố kết cộng đồng… Đồng thời, chú trọng giáo dục nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân; an ninh nhân dân, PTDS, làm cho Nhân dân. Trên cơ sở nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, quyết tâm của Nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương trong PTDS hiện nay.

Th hai, nâng cao kh năng d báo, t chc xây dng kế hoch, hun luyn, din tp x lý các tình hung PTDS.

Các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cơ sở phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho Nhân dân, các tổ chức, lực lượng về PTDS. Không chủquan, bị động, bất ngờ trước các tình huống có thể xảy ra, luôn chủ động phòng ngừa “từ sớm, từ xa”. Triển khai đồng bộ các biện pháp, các hệ thống thông báo, cảnh báo hiện có; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học mới vào các hoạt động dự báo, cảnh báo về xung đột, chiến tranh, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị quân đội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương, địa phương triển khai bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, phổ cập về các biện pháp phòng, tránh, khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt hàng loạt và các thảm họa khác cho lực lượng nòng cốt, lực lượng rộng rãi trong PTDS.

Các bộ, ngành trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị quân đội, công an xác định nội dung, tổ chức và phương pháp bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về PTDS; xây dựng chương trình kế hoạch PTDS hằng năm đã xác định. Tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ở từng địa phương, cơ quan, tổ chức do chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện, dưới sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp, có như vậy mới bảo đảm sự thông suốt và đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới, tránh sự chồng chéo, tranh công đổ lỗi khi thực hiện nhiệm vụ PTDS.

Th ba, đy mnh nghiên cu ng dng khoa hc – công ngh ng dng vào PTDS.

Đây được xem là giải pháp rất cần thiết và quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động PTDS. Khoa học – công nghệ có vai trò hết sức quan trong trong tiến hành các biện pháp PTDS đạt được hiệu quả cao. Nghiên cứu các ứng dụng khoa học – công nghệ vào PTDS chính là nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ; cơ sở vật chất kỹ thuật khoa học – công nghệ; thành tựu nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ vào xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, PTDS hiện nay. Do đó, cần có chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển, huy động khoa học – công nghệ phù hợp với mỗi địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan và đơn vị. Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào PTDS chính là động lực quyết định tiến độ thời gian (nhanh hay chậm, dài hay ngắn), chất lượng, hiệu quả vào xây dựng các tiềm lực khác.

Để ứng dụng khoa học – công nghệ vào PTDS hiện nay, cần: (1) Quy hoạch phát triển khoa học, công nghệ kết hợp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội với nâng cao trình độ năng lực khoa học – công nghệ của các lực lượng trong PTDS; (3) Không ngừng hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách của địa phương để đẩy mạnh phát triển, ứng dụng thành tựu và huy động tiềm lực khoa học – công nghệ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, PTDS; (3) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quân sự, khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc phòng, an ninh; (4) Thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực khoa học – công nghệ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; (5) Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ quốc phòng, an ninh để ứng dụng vào PTDS hiện nay.

Th tư, đy mnh quan h quc tế trong PTDS.

Nội dung hợp tác quốc tế về PTDS cần đi sâu hợp tác về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo; hợp tác về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn; hợp tác về đào tạo, huấn luyện, diễn tập; hợp tác về tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ thảm họa; hợp tác về đầu tư, cứu trợ nhân đạo… Theo Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về PTDS đã xác định, cơ quan hợp tác quốc tế về PTDS là Bộ Quốc phòng, đây là cơ quan đầu mối hợp tác quốc tế trong PTDS, có trách nhiệm: nhận thông tin dự báo, cảnh báo và thông tin liên quan đến thảm họa từ cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định; cung cấp thông tin về thảm họa cho cơ quan, tổ chức quốc tế theo quy định; hằng năm, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương, địa phương xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện, diễn tập, đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; triển khai kế hoạch hợp tác với các nước theo quy định; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện hoạt động quốc tế về ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý, cùng phối hợp với các bộ, ngành khác triển khai tổ chức hợp tác quốc tế về PTDS chặt chẽ, hiệu quả.

Chú thích:
1. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự.
2, 3, 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tập I. H. NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, tr. 157, 106 – 107, 281, 101.
Tài liu tham kho:
1. Luật Quốc phòng năm 2018.
2. Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự.
Vương Bá Thành
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Vương Bá Chương
Đại học Nguyễn Huệ, Bộ Quốc phòng