Mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế với thu nhập của hộ Khmer tỉnh Trà Vinh

TS. Ngô Thanh Vũ
Trường Đại học Trà Vinh
TS. Ngô Anh Tuấn
Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ
TS. Lê Ngọc Danh
Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ
ThS. Phạm Thị Hồng Như
Trường Đại học Kiên Giang

(Quanlynhanuoc.vn) – Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát 92 hộ dân tộc Khmer trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Trà Vinh (huyện Cầu Ngang, thị xã Duyên Hải và huyện Trà Cú) để xác định mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế với thu nhập của hộ dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. Kết quả phân tích từ mô hình hồi quy biến công cụ cho thấy có mối quan hệ cao giữa đa dạng hóa sinh kế với thu nhập của nông hộ dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. Các yếu tố thời gian, đa dạng hóa sinh kế, vay vốn, diện tích đất sản xuất và biến tham gia các hiệp hội có ảnh hưởng tích cực đến đa dạng hóa. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho việc sử dụng mô hình hồi quy biến công cụ để phân tích sự tác động của đa dạng hóa sinh kế đối với thu nhập nói chung và đối với hộ dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung.

Từ khóa: Sinh kế, dân tộc Khmer, đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập.

1. Đặt vấn đề

Sinh kế có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và cũng có nghĩa là con đường để kiếm sống. Sinh kế bao gồm: có khả năng, có tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (Ellis, 1998; Neefjes, 2000). Hoạt động sinh kế là việc sử dụng các nguồn lực, sức lao động để thực hiện các hoạt động được kỳ vọng đáp ứng những cơ hội mới, ưu tiên cho phát triển và áp lực bên ngoài để tạo ra các sản phẩm vật chất, dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của con người. Đa dạng là sự tồn tại nhiều nguồn thu khác nhau tại một thời điểm (Chambers, 1983; Woldehanna, 2000). Đa dạng hóa sinh kế có thể là đa dạng từ ngành kinh tế trong nông nghiệp đến các hoạt động phi nông nghiệp. Và, đa dạng hóa sinh kế cũng có thể là các quá trình mà nông dân chuyển đổi từ cây trồng có giá trị thấp sang các hoạt động cho các loại cây trồng có giá trị cao, giảm thiểu rủi ro để thu nhập ổn định hơn (Nghiem, 2010; Quế & Thắng, 2020). Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái toàn cầu như hiện nay, người nghèo, đặc biệt là người dân tộc Khmer gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện đời sống kinh tế gia đình, do đó để bảo đảm nguồn thu nhập cho người nghèo là vấn đề không dễ dàng giải quyết.

Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đời sống kinh tế – xã hội của đồng bào Khmer không ổn định, còn nhiều hạn chế về trình độ văn hóa, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer còn gặp khó khăn trong cuộc sống. Theo đó, việc phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế và thu nhập để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc Khmer tại Trà Vinh, từ đó, đề xuất giải pháp thích hợp cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh là rất cần thiết.

2. Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 chuyên gia và 100 hộ dân tộc Khmer trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Trà Vinh (huyện Cầu Ngang, thị xã Duyên Hải và huyện Trà Cú). Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tiêu chí số lượng nông hộ dân tộc Khmer của Trà Vinh, mỗi huyện chọn 3 xã và mỗi xã chọn 2 ấp. Tại ấp dựa vào danh sách chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống. Sau khi dữ liệu được mã hóa, làm sạch và xử lý, thu lại được 92 mẫu quan sát đạt yêu cầu. Giai đoạn 2 nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 92 nông hộ khmer lập lại giai đoạn 1 tại 3 huyện của tỉnh Trà Vinh.

Mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các ảnh hưởng cố định được xác định dựa trên nghiên cứu của (Cần & Tú, 2019; Dũng & Đệ, 2016; Huy & Nghiêm, 2008; Khai & Danh, 2020; Quế & Thắng, 2020) được xây dựng như sau:

Trong đó:

Y: là biên độ đa dạng sinh kế của hộ dân Khmer (SID), có ý nghĩa và kỳ vọng dấu của các biến giải thích thông qua Bảng 1.

β1 … β11: là hệ số của các biến độc lập tương ứng ý nghĩa và kỳ vọng dấu của các biến giải thích thông qua Bảng 1.

i: là hộ Khmer thứ i.

t: thời gian năm 2018 và 2020.

uit: là nhiễu trắng (sai số).

β0i: là hệ số chặn theo đối tượng (hộ Khmer) i.

Mô hình hồi quy với ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model) được đề xuất bởi (Baltagi & Baltagi, 2008). Khi sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) nếu sự khác biệt giữa các quan sát không có mối quan hệ với các biến giải thích thì mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) sẽ được ưu tiên sử dụng. Khác với FEM, REM giả định rằng sự khác biệt giữa các chủ thể (ví dụ, giữa các nông hộ) là ngẫu nhiên và không liên quan đến các biến độc lập trong mô hình. Điều này giúp REM phù hợp hơn khi các quan sát có tính chất ngẫu nhiên thay vì bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cố định theo thời gian. Phương trình hồi quy của mô hình tác động ngẫu nhiên, dựa trên nghiên cứu của (Chi & Đức, 2016; Đệ & Bé, 2005; Huy & Nghiêm, 2008; Schwarze & Zeller, 2005; Yu & Zhu, 2013) như sau:

Trong đó:

Y: là biên độ đa dạng sinh kế của hộ dân Khmer (SID), có ý nghĩa và kỳ vọng dấu của các biến giải thích thông qua Bảng 1.

β1… β11: là hệ số của các biến độc lập tương ứng ý nghĩa và kỳ vọng dấu của các biến giải thích thông qua Bảng 3.1.

i: là hộ Khmer thứ i

t: thời gian năm 2018 và 2020

Uit: là nhiễu trắng (sai số).

β0i: đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian.

it: đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được thay đổi giữa các đối tượng thời gian.

Để lựa chọn mô hình phù hợp, giải thích tốt nhất mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu với các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế đến thu nhập, nghĩa là lựa chọn giữa mô hình FEM hay REM thì nghiên cứu sử dụng kiểm định được đưa ra bởi (Hausman, 1978). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật “robust” nhằm gia tăng tính bền vững cho các kết quả ước lượng.

Những biến độc lập được đưa vào dựa trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu có liên quan và đặc biệt là nghiên cứu của (Barrett et al., 2001; Diệu, 2015; Duyên, 2014; Khởi, 2015; Mai, 2008; Nghi et al., 2011; Nghi & Trịnh, 2011; Quế & Thắng, 2020; Xuân & Nam, 2011) một nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thu nhập.

Biến độc lập đa dạng hóa thu nhập được tính bằng công thức:

Trong đó, SID dao động từ 0 đến 1. Khi SID có giá trị bằng 0 có nghĩa là, hộ không có đa dạng hóa; SID càng tiến đến gần 1 thì mức độ đa dạng hóa của hộ càng cao.

Bảng 1: Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy

Tên biếnDiễn giảiĐơn vị đo lườngKỳ vọng về dấu của các hệ số β
Biến phụ thuộc
YLn (thu nhập trung bình)% 
Biến độc lập
X1Năm0=2018; 1=2020+
X2Đa dạng hóa thu nhập (SID)%+
X3Tuổi: tuổi tác của chủ hộTuổi+
X4Giới tính1=nam: 0=nữ 
X5Học vấn: số năm đi họcNăm+
X6Quy mô gia đình: số người sinh sống trong gia đìnhNgười+
X7Đào tạo nghề: các thành viên trong hộ được tập huấn, đào tạo về nghề nghiệp, phương thức sản xuất1=có: 0=không+
X8Phương tiện sản xuất: hộ gia đình có các loại máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất, như: máy cày, máy bơm nước,…Máy+
X9Vay: hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức, cá nhân1=có: 0=không+
X10Tiết kiệm: hộ gia đình có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng lấy lãi1=có: 0=không+
   +
X11Diện tích đất sản xuất): tổng diện tích nhà và đất cho thuê canh tác1000 m2+
X12Tham gia các hiệp hội: tham gia các hội nông dân, hội phụ nữ, hợp tác xã tại địa phương1=có: 0=không+
X13Có mối quan hệ với địa phương1=có: 0=không+
X14Hỗ trợ vốn từ Chính phủNghìn đồng+
X15Hỗ trợ vốn từ người thânNghìn đồng+
X16Giao thông: khoảng cách từ nhà đến đường chính huyệnkm+
Nguồn: Tác giả tổng hợp

3. Kết quả nghiên cứu

Qua thống kê cho thấy, trung bình tuổi của đáp viên các hộ gia đình đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh là 49 tuổi, nhỏ nhất là 30 tuổi và lớn nhất là 72 tuổi. Trình độ học vấn trung bình của nông hộ Khmer là lớp 6 và có trình độ cao nhất cũng là thạc sỹ. Nghề nghiệp chính các nông hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, chủ yếu là nông dân với tỷ lệ 76%, kế tiếp đó là làm thuê chiếm tỷ lệ 13,2%, nghề thợ hồ chiếm 6,5%, buôn bán chiếm 2,17%, nuôi tôm và các nghề khác cùng chiếm 1,08%. Nghề nghiệp phụ chiếm tỷ lệ lớn nhất là chăn nuôi với tỷ lệ là 88%, buôn bán chiếm 2,6%, làm thuê và nông dân cùng chiếm tỷ lệ là 1,3%, còn lại là ngành nghề khác chiếm 6,7%. Kết quả thống kê vào năm 2018 của tỉnh Trà Vinh cho biết, số nhân khẩu trung bình của hộ là 4 người, độ lệch chuẩn là 1,1, số nhân khẩu nhỏ nhất là 2 người, lớn nhất là 8 người. Trong đó, số người đủ 15 tuổi trong gia đình trung bình là 3 người, nhỏ nhất là 2 người, lớn nhất là 7 người. Số thành viên có việc làm trung bình là 2, nhỏ nhất là không có ai và lớn nhất là 6. Số người tham gia hoạt động nông nghiệp trung bình là 2 người, nhỏ nhất là 1 người và lớn nhất là 4 người. Vào năm 2020, số nhân khẩu, số người đủ 15 tuổi trong gia đình và số lao động có việc làm và số lượng thành viên hoạt động trong nông nghiệp không có sự thay đổi đáng kể. Số lao động là nam của nông hộ tỉnh Trà Vinh vào năm 2018 chiếm 53,8% và nữ chiếm 46,2%; tỷ lệ nam lớn hơn nữ là do các hoạt động nông nghiệp thường do nam đảm nhận. Vào năm 2020, cơ cấu lao động cũng không có quá nhiều sự thay đổi với tỷ lệ như trước đó.

Thu nhập của nông hộ ở Trà Vinh từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có 77 hộ chiếm 83,7%, từ trồng trọt có 72 hộ chiếm tỷ lệ 78,2 %. Ngoài ra, còn có 12 hộ có nguồn thu nhập từ những nguồn khác như mua bán, dịch vụ… và cuối cùng thu nhập từ các nghề khác chiếm tỷ lệ 32,6%. Nguồn thu nhập là một yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống của con người, đối với hộ gia đình, nguồn thu nhập tạo ra một cuộc sống ổn định vững chắc, bảo đảm kinh tế hộ gia đình.

Bảng 2: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ Khmer tỉnh Trà Vinh

Năm20182020
Cơ cấu thu nhậpTrung bìnhĐộ lệch chuẩnNhỏ nhấtLớn nhấtTrung bìnhĐộ lệch chuẩnNhỏ nhấtLớn nhất 
Trồng trọt52,231,6515058,931,710150 
Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản46,958,11050054,156,515500 
Mua bán, dịch vụ3329,2101204734,515150 
Lương57,819,93010058,119,830100 
Khác42,228,31015047,331,514180 
Tổng thu nhập bình quân113,377,310565130,377,735570 
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, giai đoạn từ năm 2018 – năm 2020.

Sau khi tiến hành phân tích, vào năm 2018 ở Trà Vinh, trung bình các hộ có mức tổng thu nhập là 113,3 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 77,3 triệu đồng. Nguồn thu nhập từ việc trồng trọt của hộ có giá trị trung bình là 52,2 triệu đồng, hộ có nguồn thu nhập thấp nhất là 5 triệu đồng và hộ có nguồn thu nhập cao nhất là 150 triệu đồng. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản đạt 46,9 triệu đồng, thấp nhất là 10 triệu đồng, cao nhất là 500 triệu đồng. Thu nhập từ mua bán, dịch vụ có giá trị trung bình là 33 triệu đồng, thấp nhất là 10 triệu đồng, cao nhất là 120 triệu đồng. Thu nhập trung bình từ lương là 57,8 triệu đồng trên năm, hộ có mức thu nhập thấp nhất là 30 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng. Ngoài những khoản thu nhập trên, một số hộ có nguồn thu nhập khác có giá trị trung bình là 42,2 triệu đồng, thấp nhất 10 triệu đồng và cao nhất là 150 triệu đồng trên năm. Đến năm 2020, trung bình các hộ có mức tổng thu nhập tăng nhẹ lên là 130 triệu đồng với độ lệch chuẩn là 77,7 triệu đồng.

Nguồn thu nhập từ việc trồng trọt của hộ tăng lên với giá trị trung bình là 58,9 triệu đồng, hộ có nguồn thu nhập thấp nhất là 10 triệu đồng và hộ có nguồn thu nhập cao nhất là 150 triệu đồng. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản đạt mức 51,4 triệu đồng, thấp nhất là 15 triệu đồng, cao nhất là 500 triệu đồng. Thu nhập từ mua bán, dịch vụ tăng lên với giá trị trung bình là 47 triệu đồng, thấp nhất là 15 triệu đồng, cao nhất là 150 triệu đồng. Thu nhập trung bình từ lương tăng lên mức 58,1 triệu đồng trên năm, hộ có mức thu nhập thấp nhất là 30 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng. Ngoài những khoảng thu nhập trên, một số hộ có nguồn thu nhập khác, nguồn thu nhập này có giá trị trung bình tăng lên là 47,3 triệu đồng, thấp nhất 14 triệu đồng và cao nhất là 180 triệu đồng trên năm.

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy biến với dữ liệu bảng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Khmer và mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế và thu nhập của hộ Khmer tại tỉnh Trà Vinh. Kiểm định Hausman bác bỏ mạnh mô hình FEM, vì giá trị xác suất p của thống kê Chi bình phương ước lượng bằng 0,1601 lớn hơn 5%. Kiểm định Hausman xem xét (bRE – bFE), nghĩa là, chênh lệch bình phương giữa các hệ số hồi quy được ước lượng từ các mô hình REM và FEM. Chình vì vậy, nghiên cứu chọn mô hình REM để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Khmer tỉnh Trà Vinh.

Kết quả ước lượng trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, kết quả kiểm định White cho thấy, mô hình bị phương sai sai số thay đổi nên mô hình đã được điều chỉnh bằng cách khắc phục bằng mô hình sai số chuẩn mạng (Bảng 3).

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Khmer tỉnh Trà Vinh

Các yếu tốĐơn vị tínhHệ số ước lượcSai số chuẩn
Năm0=2018; 1=20200,378*0,067
Đa dạng hóa thu nhập (SID)%-0,279*0,153
TuổiNăm0,0002ns0,004
Giới tính1=nam: 0=nữ-0,228ns0,205
Học vấnNăm -0,116ns0,013
Quy mô gia đìnhNgười-0,027ns0,029
Đào tạo nghề1=có: 0=không0,246ns0,092
Phương tiện sản xuất1=có: 0=không-0,0108ns0,046
Vay1=có: 0=không0,193***0,041
Tiết Kiện1=có: 0=không0,051ns0,044
Diện tích đất sản xuất1000m20,034***0,008
Tham gia các hiệp hội1=có: 0=không0,467***0,088
Có mối quan hệ với địa phương1=có: 0=không0,019ns0,103
Hỗ trợ vốn từ chính phủNghìn đồng-0,00007ns0,00002
Hỗ trợ vốn từ người thânNghìn đồng0,00002ns0,000002
Giao thôngkm-0,031ns0,273
Giá trị kiểm định F194  
Mức ý nghĩa của F0,000  
Số quan sát184  
Nguồn: Kết quả điều tra, giai đoạn từ năm 2018 – năm 2020.

(Chú thích: dấu *** , ** , * và ns lần lượt ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa)

Prob > chi2 = 0.000 cho thấy, mức ý nghĩa của kiểm định F của tất cả hệ số của các biến trong mô hình có kết quả khác 0 và mô hình phù hợp.

Từ Bảng 3 phân tích các hệ số hồi quy dữ liệu bảng với mô hình REM cho thấy, đối với các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Khmer thì có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là: năm, SID, vay, diện tích đất sản xuất và biến tham gia các hiệp hội.

Biến thời gian ở mức ý nghĩa 10% và hệ số ước lượng bằng 0,378 điều này cho thấy, thu nhập của hộ Khmer năm 2020 cao hơn 2018 là 37,8%. Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước (Đệ & Bé, 2005; Trang et al., 2013). Biến SID có tác động đến thu nhập của hộ Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể ở mức ý nghĩa 10% với hệ số ước lượng là 2,79% khi hộ Khmer có mức độ đa dạng hóa sinh kế tăng lên 10% thì thu nhập của nông hộ tăng lên 2,79 % điều này phù hợp với tính chất khổng ổn định công việc của hộ Khmer và làm việc theo mùa vụ trong năm. Kết quả này cũng phù hợp với điều kiện thực tiễn sinh kế của hộ Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như kết quả các nghiên cứu khác tương tự (Cần & Tú, 2019; Chi & Đức, 2016; Duyên, 2014; Hổ & Huyên, 2021; Khai & Danh, 2020; Nghi & Trịnh, 2011; Nghiem, 2010).

Các biến ảnh hưởng mạnh đến thu nhập là: biến vay, diện tích đất sản xuất và biến tham gia các hiệp hội. Đầu tiên là biến vay ở mức ý nghĩa 1% với hệ số ước lượng bằng 0,193 thì khi hộ Khmer được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, vay từ các tổ chức, cá nhân khác thì mức độ đa dạng hóa sinh kế tăng lên 19,3%. Điều này có thể được giải thích là khi được vay vốn, hộ có nhiều điều kiện để mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh, có thêm điều kiện để tiếp cận với các công việc mới, các mô hình mới, đồng thời có thêm nguồn lực để đầu tư các dự án mới có khả năng sinh lời, tạo thêm sinh kế cho hộ.

Biến số diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ đa dạng hóa sinh kế của nông hộ Khmer tỉnh Trà Vinh. Ở mức ý nghĩa 1% với hệ số ước lượng bằng 0,034 thì khi hộ Khmer tăng thêm 1.000m2 diện tích đất sản xuất thì mức độ đa dạng hóa sinh kế tăng lên 3,4%. Ở nghiên cứu này cho thấy, diện tích đất sản xuất có tác động tích cực đến đa dạng hóa sinh kế vì khi sở hữu đất đai lớn có thể cung cấp quyền tiếp cận vào nguồn tài chính lớn và cho phép một hộ gia đình tạo ra nguồn lực để di chuyển ra khỏi nông nghiệp hay khi nắm giữ đất đai lớn hơn làm tăng khả năng hộ gia đình đa dạng hoá vào trong các nguồn thu nhập khác ngoài trồng trọt, như: chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp.

Tiếp theo biến số tham gia hiệp hội ở mức ý nghĩa 1% với hệ số ước lượng bằng 0,467 thì khi hộ Khmer có tham gia hiệp hội thì mức độ đa dạng hóa sinh kế tăng lên 46,7%. Điều này có thể được giải thích là khi tham gia các tổ chức xã hội, hộ có cơ hội tiếp cận được với các loại hình sản xuất, kinh doanh khác, đồng thời mở rộng được mối quan hệ hỗ trợ cho việc tạo thêm sinh kế hộ gia đình.

Kết quả nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế với thu nhập của hộ Khmer tỉnh Trà Vinh. Chính vì vậy, nếu có giải pháp cụ thể thì sẽ làm tăng được mức độ đa dạng hóa sinh kế, từ đó giúp ổn định thu nhập cho hộ Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

4. Một số giải pháp

Một là, chú trọng nâng cao trình độ giáo dục và phát triển các loại hình đào tạo nghề cho các hộ dân tộc Khmer ở Trà Vinh giúp các hộ gia đình có khả năng ứng dụng kiến thức vào trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp hay các quyết định sinh kế của hộ giúp tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp bền vững.

Hai là, có chính sách mở rộng các cơ sở và chương trình tín dụng và đơn giản hoá các thủ tục hành chính để các hộ gia đình nông thôn dễ tiếp cận thông qua nguồn vốn vay từ các chương trình tín dụng giúp hộ có thể bổ sung nguồn vốn mở rộng đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện tại hay sang các lĩnh vực mới. Qua kết quả thống kê cho thấy, những hộ gia đình có vay vốn tín dụng thì mức độ đa dạng hóa sinh kế tăng lên 19,3%, do đó, cần có một cơ chế tín dụng phù hợp cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số ở nông thôn được tiếp cận nguồn vốn vay một các dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ba là, thực hiện các chính sách khuyến khích người dân tộc Khmer tham gia vào các hiệp hội, đoàn thể, cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình có tham gia vào các hiệp hội đoàn thể, cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội có thể có nhiều mối quan hệ và thông tin cần thiết hỗ trợ các hộ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập giúp họ đa dạng hoá tốt hơn so với các hộ còn lại. Do đó, chính quyền địa phương cần có các chương trình khuyến khích, thu hút các hộ gia đình Khmer tham gia vào các cơ quan, đoàn thể, như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên hay tổ chức Đảng. Triển khai xây dựng và phát triển đoàn viên hay đảng viên trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số, các hộ có ít vốn, điều kiện sống thấp để các thành viên này có cơ hội tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động của tổ chức chính trị – xã hội.

5. Kết luận  

Nghiên cứu sử dụng chỉ số Simpson (SID) để đo lường mức độ đa dạng sinh kế và thu nhập của nông hộ Khmer tỉnh Trà Vinh và sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng FEM và REM để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế hộ Khmer tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, sử dụng mô hình hồi quy biến công cụ với dữ liệu bảng FEM và REM để xác định mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế với thu nhập. Qua phân tích các hệ số hồi quy dữ liệu bảng với mô hình REM cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Khmer thì có 5 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là: năm, đa dạng hóa sinh kế, vay, diện tích đất sản xuất và biến tham gia các hiệp hội. Đây là nghiên cứu đầu tiên trong việc vận dụng phương pháp thực nghiệm để đo lường mối quan hệ giữa đa dạng hóa sinh kế và thu nhập. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiểm định thực nghiệm mô hình lý thuyết cho mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Những kết quả này đã đóng góp tư liệu nghiên cứu thực nghiệm trong đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh kế và thu nhập.

Tài liệu tham khảo:
1. Abdulai, A., & CroleRees, A. (2001). Determinants of income diversification amongst rural households in Southern Mali. Food Policy, 26(4), pp. 437-452.
2. Alderman, H., & Paxson, C. H. (1992). Do the poor insure?: a synthesis of the literature on risk and consumption in developing countries.
3. Alobo, S. (2012). Determinants of rural household income diversification in Senegal and Kenya.
4. Baltagi, B. H., & Baltagi, B. H. (2008). Econometric analysis of panel data (Vol. 4): Springer.
5. Barrett, C. B., Reardon, T., & Webb, P. (2001). Nonfarm income diversification and household livelihood strategies in rural Africa: concepts, dynamics, and policy implications. Food Policy, 26 (4), tr. 315-331.
6. Cần, N. D., & Tú, V. H. (2019). Thực trạng và chiến lược sử dụng nguồn vốn sinh kế thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 55 (6), tr. 109-118.
7. Chambers, R. (1983). Rural Development-Putting the Last First: Longman Scientific and Technical. Harlow, UK.
8. Chambers, R., & Conway, G. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century: Institute of Development Studies (UK).
9. Chi, H. T. P., & Đức, N. M. (2016). Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Văn hiến, tập 4, số 3.
10. Conway, G. R. (1987). The properties of agroecosystems. Agricultural systems, 24(2), tr. 95-117.
11. Đệ, N. N., & Bé, T. T. (2005). Người khmer Đồng bằng sông Cửu Long: Những đều kiện để thoát nghèo. Tạp chí Khoa học, trường Đại học Cần Thơ, tr. 163-172.
12. Diệu, N. T. N. (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. (Luận văn thạc sỹ kinh tế học), Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
13. Duyên, N. L. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang.
14. Ellis, F. (1998). Household strategies and rural livelihood diversification. The journal of development studies, 35(1), 1-38.
15. Ellis, F. (2000). Rural livelihoods and diversity in developing countries: Oxford university press.
16. Hausman, J. A. (1978). Specification tests in econometrics. Econometrica: Journal of the econometric society, pp. 1251-1271.
17. Hổ, Đ. P., & Huyên, H. T. T. (2021). Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ vùng Trung du ở tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Phát triển kinh tế, tr. 26-30.
18. Khai, T. T., & Danh, N. N. (2020). Những yếu tố quyết định đa dạng hóa thu nhập và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, tr. 22-43.
19. Khởi, V. T. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học, Đại học Trà Vinh, 18, 59-65.
20. Kimhi, A., & Lee, M. j. (1996). Off‐farm work decisions of farm couples: Estimating structural simultaneous equations with ordered categorical dependent variables. American Journal of Agricultural Economics, 78 (3), tr. 687-698.
21. Mai, V. N. (2008). Phát triển đa dạng ngành nghề: tăng thu nhập và ổn định đời sống nông dân. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 360 (5/2008).
22. Neefjes, K. (2000). Environments and livelihoods: Strategies for sustainability: Oxfam.
23. Nghi, N. Q., Anh, T. Q., & Trịnh, B. V. (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Kinh tế và quản trị kinh doanh, 6 (3), tr. 66-72.
24. Nghi, N. Q., & Trịnh, B. V. (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc tiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 18a tr. 240-250.
25. Nghiem, L. T. (2010). Activity and income diversification: trends, determinants and effects on the poverty reduction the case of the Mekong River Delta. (Doctoral thesis), Erasmus University Rotterdam, The Netherlands.
26. Quế, H. T. H., & Thắng, T. N. (2020). Đa dạng sinh kế và thu nhập của nông hộ vùng trồng keo ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 129(3B), tr. 55–68, 55–68.
27. Reardon, T. (1997). Using evidence of household income diversification to inform study of the rural nonfarm labor market in Africa. World development, 25(5), pp. 735-747.
28. Scoones, I. (1998). Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis.
29. Trang, N., Tú, V. H., & Son, N. P. (2013). Vai trò phụ nữ cộng đồng dân tộc Khmer trong phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ (26), tr. 15-21.
30. Voi, T. (1998). Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB. Tổng hợp Hậu Giang.
31. Woldehanna, T. (2000). Economic analysis and policy implications of farm and off-farm employment: A case study in the Tigray region of Northern Ethiopia: Wageningen University and Research.
32. Xuân, H. T. Đ., & Nam, M. V. (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17b tr. 87-96.