Phát triển nguồn nhân lực hội nhập quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Phong
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Văn Sáng
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

(Quanlynhanuoc.vn) – Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Một trong những yếu tố then chốt để thực hiện mục tiêu này là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực trình độ quốc tế của TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TP. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. 

Từ khóa: Đại hội XIII, phát triển, nguồn nhân lực, hội nhập quốc tế.

1. Đặt vấn đề

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế và giáo dục lớn nhất cả nước, đóng vai trò đầu tàu trong việc phát triển kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, TP. Hồ Chí Minh không chỉ dẫn đầu về kinh tế mà còn là một trong những trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quan trọng. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực hội nhập quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thực tiễn ở từng ngành, lĩnh vực khác nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các nhiệm vụ khác nhau; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp cơ quan, ban, ngành từ thành phố cho đến địa phương cần có lô trình, bước đi đúng đắn, phù hợp để khai thác, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hộp nhập, mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. 

2. Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực hội nhập quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (2023), thực trạng nguồn nhân lực tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy sự phát triển mạnh mẽ nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức trong bối cảnh kinh tế – xã hội và sự chuyển đổi số.

(1) Về dân số: Năm 2023, dân số trung bình TP. Hồ Chí Minh đạt 9,46 triệu người, tăng 0,7% so với năm 2022. Trong đó, dân số tại khu vực thành thị chiếm 77,7% với 7,34 triệu người, tăng 0,6% so với năm 2022; dân số tại khu vực nông thôn chiếm 22,3% với 2,11 triệu người, tăng 1,0%; dân số là nam giới chiếm 48,5% với 4,58 triệu người, tăng 0,2% và dân số là nữ giới chiếm 51,5% với 4,87 triệu người, tăng 1,2%. Tỷ số giới tính dân số của toàn Thành phố là 94,1 nam/100 nữ (năm 2022: 95,1 nam/100 nữ). Tỷ suất sinh thô đạt 12,1‰ (năm 2022: 13,6‰); tỷ suất chết thô đạt 4,8‰ (năm 2022: 6,4‰) và tỷ lệ tăng tự nhiên đạt 7,4‰ (năm 2022: 7,2‰). Tuổi thọ trung bình của dân số đạt 76,5 tuổi (năm 2022: 76,3 tuổi).

(2) Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động: Năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Thành phố đạt 4,84 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động tại khu vực thành thị chiếm 77,3%, khu vực nông thôn chiếm 22,7%, lực lượng lao động là nam giới chiếm 53,5% và nữ giới chiếm 46,5%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của Thành phố đạt 4,67 triệu lao động, chiếm 96,4% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, lao động trong khu vực Nhà nước chiếm 8,0%; lao động trong khu vực tư nhân chiếm 83,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,5%. Cơ cấu lao động: Lao động tại TP. Hồ Chí Minh phân bố không đồng đều giữa các ngành. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 60% lực lượng lao động, tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo (26.1%), xây dựng (6,6%), nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (1,3%). Điều này phản ánh sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với xu hướng đô thị hóa và hiện đại hóa.

(3) Chất lượng nguồn nhân lực về trình độ chuyên môn: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục đại học hàng đầu cả nước, với vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong năm học 2020-2021, các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố có 82.891 sinh viên tốt nghiệp, năm học 2021-2022 là 63.453 sinh viên. Lực lượng này đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực chất lượng trong các lĩnh vực then chốt, đặc biệt các kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học và các chương trình trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế.

Về chất lượng giáo dục và đào tạo: mặc dù TP. Hồ Chí Minh có nhiều trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng khoảng cách giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu thực tế của thị trường lao động vẫn còn đáng kể. Số liệu cho thấy tỷ lệ người lao động có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên năm 2023 chiếm 36% với tổng số lực lượng lao động. Thiếu kỹ năng ngoại ngữ; hạn chế trong kỹ năng mềm; thiếu kinh nghiệm thực tiễn quốc tế.

TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở 8 ngành: công nghệ thông tin – truyền thông; cơ khí – tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính ngân hàng; y tế; du lịch và quản lý đô thị, trong giai đoạn 2020-2035 và mô hình đại học sẻ chia. Đề án thuộc chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa TP. Hồ Chí Minh được triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Đây là một trong những nỗ lực trọng tâm của TP. Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế và đáp ứng sự phát triển bền vững của thành phố. TP. Hồ Chí Minh cũng đã đặt hàng các cơ sở giáo dục đại học để chủ trì thiết kế và xây dựng đề án. Những đề án này hướng đến việc phát triển các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, đồng thời xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại và hội nhập quốc tế. Mục tiêu cụ thể của đề án: 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra; 100% sinh viên học các ngành trọng điểm đều có cơ hội kiến tập, thực tập và thực hành tại các công ty có môi trường làm việc quốc tế. Điều này giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế và tiếp cận môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay từ khi còn đi học. 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần đã được đào tạo. Đây là cam kết của thành phố về chất lượng đào tạo và khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động.

Bảng 1. Danh mục đề án khoa học công nghệ

STTĐề ánĐơn vị chủ trì
1.      Đại học sẻ chiaTrường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
2.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành cơ khí – tự động hóaTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
3.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành y tếTrường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
4.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành trí tuệ nhân tạoTrường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
5.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành công nghệ thông tin – truyền thôngTrường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
6.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành quản trị doanh nghiệpĐại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
7.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành tài chính ngân hàng
8.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành du lịchTrường Đại học Sài Gòn
9.      Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ngành quản lý độ thịTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Bảng 2. Danh sách các cơ sở giáo dục đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh

STTCơ quan quản lýCơ sở giáo dục đại họcQuy mô đào tào Số lượng giảng viênSố chương trình đào tạoĐạt kiểm định quốc tế
 1.Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí MinhTrường Đại học Bách khoa24.4736688756
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên15.8836112914
Trường Đại học Kinh tế Luật10.456243319
Trường Đại học Công nghệ Thông tin8.467279139
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn13.1126434822
Trường Đại học Quốc tế8.9812512320
Trường Đại học Khoa học Sức khỏe1.71119351
 2.Bộ Giáo dục và Đào tạoĐại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh26.6726045620
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh22.6057276318
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh20.9366664416
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh9.41629790
 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh21.4766064414
 Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh15.651614418
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh1.1256910
 3.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchTrường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh2.483102140
Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh94267110
Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh4398470
Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh4603140
Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh1.86111740
 4.Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí MinhTrường Đại học Sài Gòn19.218652450
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch7.278576120
Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh2.09012550
 5.Bộ Công ThươngTrường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh33.9221.1176121
Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh16.513597332
 6.Bộ Giao thông vận tảiTrường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh15.049587391
Học viện Hàng không Việt Nam4.382232120
 7.Bộ Y tếTrường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh11.3479471510
 8.Bộ Tài chínhTrường Đại học Tài chính – Marketing14.557424250
 9.Ngân hàng Nhà nước Việt NamTrường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh15.327432196
 10.Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh4.797370190
 11.Tổng Liên đoàn Lao động Việt NamTrường Đại học Tôn Đức Thắng24.5431.0057139
 12.Bộ Xây dựngTrường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh7.510294110
Tổng cộng:382.20614.226901286
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website các cơ sở giáo dục đại học.

TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 32 cơ sở giáo dục đại học do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 9 bộ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quản lý với hơn 14.000 giảng viên, quy mô đào tạo gần 400.000 sinh viên đại học chính quy đang theo học 901 chương trình đào tạo. Các cơ sở giáo dục đại học này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP. Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Bảng 3. Danh sách các cơ sở giáo dục đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài

STTTên trườngTên tổ chức Thời điểm đánh giá ngoàiKết quả đánh giáGiấy chứng nhận
Ngày cấpGiá trị đến
 1.Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)HCERES3/2017Đạt 12/6/201712/2023
AUN-QA9/2017Đạt10/10/201709/10/2022
HCERES11/2023Đạt 10/4/202410/4/2029
 2.Trường Đại học Tôn Đức ThắngHCERESFIBAA4/201812/2023Đạt02/7/2018-06/3/202402/7/2023-05/3/2030
 3.Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)AUN-QA11/2018Đạt27/12/201826/12/2023
ASIIN 10/2023Đạt08/12/202319/01/2025
 4. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhFIBAA8/2022Đạt 30/11/202229/11/2027
Nguồn: Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực trình độ quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ và cụ thể. (1) Thành lập Hội đồng tư vấn giáo dục và đào tạo nhân lực trình độ quốc tế. (2) Hình thành hệ sinh thái nhân lực trình độ quốc tế của 8 ngành trọng điểm. (3) Đổi mới quản lý đào tạo, chương trình và phương pháp đào tạo. (4) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng. (5) Đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục đại học.(6) Tăng cường các điều kiện đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học. (7) Xây dựng hệ thống thu thập thông tin và dự báo cung cầu nguồn nhân lực quốc tế. (8) Xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn lực, động lực và môi trường cạnh tranh lành mạnh.

3. Một số giải pháp

Thứ nhất, việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm TP. Hồ Chí Minh xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Điều này đòi hỏi phải có các kế hoạch dài hạn và cụ thể, bao gồm dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai, xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp và tập trung vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. TP. Hồ Chí Minh cần ưu tiên đầu tư đào tạo nhân lực bậc đại học và sau đại học đạt chuẩn quốc tế, đặc biệt là đối với 8 ngành trọng điểm (công nghệ thông tin – truyền thông, cơ khí – tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị). Bằng cách phát triển đội ngũ lao động có chất lượng cao, thành phố sẽ không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh mà còn góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa về lực lượng lao động.

Thứ hai, cần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục, tập trung vào việc cải thiện trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên từ cấp tiểu học đến đại học. Tạo điều kiện để tiếng Anh được sử dụng rộng rãi không chỉ trong giảng dạy mà còn trong các hoạt động học tập và giao tiếp hàng ngày tại trường học. Việc triển khai đề án nhằm giúp học sinh, sinh viên nâng cao khả năng ngôn ngữ, trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc toàn cầu, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên có năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ vào việc học tập ngôn ngữ.

Thứ ba, phát triển các chương trình đào tạo kỹ năng toàn cầu. Đây là các chương trình đưa vào giảng dạy những kỹ năng cần thiết cho sinh viên như tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề và khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Mục tiêu của các chương trình này là giúp sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn có thể thích nghi, phát triển và cạnh tranh trong môi trường làm việc toàn cầu hóa.

Việc tích hợp các kỹ năng này vào chương trình học không chỉ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn giúp sinh viên xây dựng tư duy linh hoạt, sẵn sàng đối mặt với những thách thức phức tạp và đa chiều của thế giới hiện đại. Bằng cách trang bị những kỹ năng toàn cầu này, sinh viên có thể phát triển năng lực làm việc trong các nhóm đa quốc gia, từ đó gia tăng cơ hội hội nhập và thành công trên thị trường lao động quốc tế.

Thứ tư, quốc tế hóa giáo dục và đào tạo là một chiến lược quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều này bao gồm việc quốc tế hóa chương trình đào tạo, liên kết với các trường đại học và tổ chức giáo dục quốc tế, cũng như thúc đẩy các chương trình trao đổi sinh viên. Thông qua việc đưa các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế vào hệ thống giáo dục, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kiến thức và kỹ năng tiên tiến, cập nhật những xu hướng toàn cầu. Ngoài ra, việc đẩy mạnh liên kết, trao đổi sinh viên quốc tế không chỉ mở ra cơ hội học tập và nghiên cứu trong môi trường đa văn hóa mà còn giúp sinh viên trau dồi ngoại ngữ, tư duy toàn cầu và phát triển mạng lưới quan hệ quốc tế.

Thứ năm, xây dựng và triển khai mô hình “Đại học chia sẻ” là một hướng đi chiến lược nhằm tối ưu hóa các nguồn lực quan trọng trong giáo dục đại học và nâng cao hiệu quả đào tạo. Mô hình này tập trung vào việc liên kết các trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để chia sẻ tài nguyên như cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên và các nghiên cứu khoa học.

4. Kết luận

Phát triển nguồn nhân lực hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng để TP. Hồ Chí Minh hiện thực hóa các mục tiêu của Đại hội XIII và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Việc đầu tư vào giáo dục, đào tạo và xây dựng chính sách phù hợp sẽ giúp thành phố không chỉ duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước mà còn vươn lên trở thành trung tâm nhân lực chất lượng cao, cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.

Tài liệu tham khảo:
1. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh (2023). Niên giám thống kê. https://Thongkehocchiminh.Gso.Gov/Niengiam/Niemgiam.
2. Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh (2020). Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. https://www.quanlynhanuoc.vn/2023/05/30/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay/.